Sign In

Nam bộ có thể chịu ảnh hưởng 4–7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

11:04 19/06/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo từ tháng 7 đến tháng 12, khu vực Nam Bộ sẽ trải qua nhiều biến động thời tiết, cần chủ động ứng phó với các hiện tượng cực đoan.

Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ và Tây Nguyên vừa cho biết, kết quả dự báo mưa của các mô hình trên khu vực Nam bộ trong tháng 6 đến tháng 8 xấp xỉ đến thấp hơn trung bình nhiều năm; tháng 9 đến 11 xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm.

Tổng lượng mưa ba tháng từ tháng 7 đến tháng 9 phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm, dao động từ 30 đến 70 mm.

Trong đó, tháng 7: Tổng lượng mưa xấp xỉ đến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-20%, số ngày mưa phổ biến từ 15 tới 20 ngày.

Tháng 8: Tổng lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm, số ngày mưa phổ biến từ 18 tới 23 ngày.

Tháng 9: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm trên hầu khắp khu vực, số ngày mưa phổ biến từ 20 tới 25 ngày.

Từ tháng 7 đến 9, mực nước hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tăng nhanh, đạt đỉnh trong tuần đầu tháng 9, phổ biến ở mức báo động I đến báo động II. Vùng thượng nguồn sông Đồng Nai cũng ghi nhận lượng dòng chảy về hồ chứa cao hơn trung bình nhiều năm từ 3 tới 7%.

Gió mùa Tây - Nam hoạt động mạnh, giật cấp 6-7 trên biển, kết hợp sóng cao 2,5-3,5 m và nước dâng 0,2-0,4 m ven biển, có thể gây ngập lụt và ảnh hưởng đến các công trình ven biển Cà Mau - Kiên Giang.

Từ tháng 10 tới 12, mực nước đỉnh triều trên sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ tiếp tục dâng cao, đặc biệt vào tuần đầu tháng 11 có thể vượt báo động III từ 0,1-0,2 m, cao hơn cùng kỳ năm 2024 khoảng 0,05-0,1 m. Riêng tại trạm Vũng Tàu, đỉnh triều cao nhất đạt vào đầu tháng 12.

Trong những tháng cuối năm, khu vực Nam bộ (bao gồm TPHCM) có thể chịu ảnh hưởng 4–7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Khoảng từ cuối tháng 10, gió mùa Tây - Nam chuyển sang gió mùa Đông - Bắc trên khu vực biển Nam bộ, với cường độ yếu đến trung bình. Sau đó, gió hoạt động mạnh dần từ tháng 11 ở cấp 4-5, giật cấp 5-6; sóng cao 1,0-1,8 m. Trên biển có thể xuất hiện 3-4 đợt gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng cao 2,5-4,0 m do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa và hoạt động của bão trên biển Đông.

Trong điều kiện gió mạnh, sóng lớn kết hợp với triều cao, cần đề phòng mực nước ven biển dâng cao bất thường gây ngập lụt, ảnh hưởng đến các công trình biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.

Phòng Thông tin KTTV phục vụ cộng đồng

Ý kiến

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới thứ hai

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới thứ hai

Sáng nay, vùng áp thấp trên khu vực đông bắc của đảo Luzon (Philippines) đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển vào Biển Đông. Nhận định cho thấy, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên và đổi hướng ngược ra vùng biển Đài Loan (Trung Quốc), ít ảnh hưởng đến nước ta.
Tháng 7, bão khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta

Tháng 7, bão khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết nhiều nguy cơ thời tiết nguy hiểm trong tháng này. Trên Biển Đông, số cơn bão và ATNĐ có thể tương đương trung bình nhiều năm (1–2 cơn), trong đó có khả năng ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.
Chuyên gia khí tượng nhận định về đợt mưa dông diện rộng ở Bắc Bộ

Chuyên gia khí tượng nhận định về đợt mưa dông diện rộng ở Bắc Bộ

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định: Từ chiều tối và đêm 28/6 đến 2/7, Bắc Bộ bước vào đợt mưa rào và dông diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.