Sự gia tăng cường độ của các cơn bão nhiệt đới, những đợt mưa đặc biệt lớn, nước dâng do bão, lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng và cháy rừng đang có xu thế gia tăng. Mực nước biển dâng dẫn đến nguy cơ ngập lụt và sóng lớn tại các khu đông dân cư ven biển. Tác động của những hiện tượng này đến hoạt động xã hội vẫn tiếp tục kéo dài, ngay cả khi nó không còn được nhắc đến nhiều.
Ở giai đoạn giữa chặng đường của Sáng kiến. Cảnh báo sớm cho tất cả, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cứu sống, bảo vệ sinh kế và tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng. Trước những rủi ro về khí hậu ngày càng gia tăng, Sáng kiến này trở lên cấp thiệt hơn bao giờ hết.
Khi sáng kiến bước vào giai đoạn tiếp theo, các quan hệ đối tác được mở rộng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nhiều tổ chức quốc tế, quỹ khí hậu và ngân hàng phát triển đang tăng cường hỗ trợ cho công tác cảnh báo sớm. Các đối tác khu vực và các trung tâm chuyên môn đang được sử dụng để nâng cao hiệu quả và xây dựng năng lực bền vững. Điểm cốt lõi của sáng kiến này là sự chủ động của mỗi quốc gia, với sự dẫn dắt của các chính phủ - đặc biệt là các Cơ quan Khí tượng và Thủy văn Quốc gia (NMHSs) - đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường khả năng chống chịu và thiết lập hệ thống cảnh báo sớm bền vững.
Hình ảnh Đài khí tượng thủy văn Phù Liễn (Ảnh minh họa)Những con số biết nói
Tại thời điểm giữa chặng đường, chúng ta đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cứu sống con người, bảo vệ sinh kế và tăng cường khả năng chống chịu trên khắp các quốc gia và cộng đồng.
55%
Tính đến năm 2024, đã có 108/193 (đạt tỷ lệ 55%) quốc gia báo cáo rằng họ có hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai, hơn gấp đôi so với 52 quốc gia vào năm 2015.
Sự tiến bộ của các quốc gia dễ bị tổn thương
Các quốc gia kém phát triển nhất có bước tiến vượt bậc, đặc biệt là những nước không giáp biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, với tốc độ cải thiện cao hơn mức trung bình toàn cầu.
39%
Điểm số trung bình toàn cầu về mức độ toàn diện của hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai đã tăng từ 0,35 lên 0,49, tăng 39%.
Đây chính là thời điểm để hành động. Bằng cách cùng nhau thu hẹp khoảng cách trong công tác cảnh báo sớm, chúng ta có thể tạo ra một thế giới an toàn hơn, kiên cường hơn.
Chính phủ cần dẫn đầu
Sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân mang lại tiềm năng lớn cho sáng kiến "Cảnh báo sớm cho tất cả", với nhiều cơ hội để nhằm thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Trong khi các cơ quan chính phủ, đặc biệt là các Cơ quan Khí tượng và Thủy văn Quốc gia vẫn đóng vai trò là nguồn cung cấp cảnh báo chính thức, thì sự hợp tác với khối tư nhân có thể thúc đẩy đổi mới, tăng cường khả năng truyền tải thông tin và nâng cao nhận thức về rủi ro.
Từ các công cụ dự báo sử dụng trí tuệ nhân tạo đến những hệ thống truyền thông hiện đại, các doanh nghiệp có thể đóng góp chuyên môn và nguồn lực quý giá. Dù là tập đoàn lớn hay công ty địa phương, khối tư nhân đều có lợi ích trong việc tận dụng thông tin thời tiết và khí hậu để quản lý rủi ro, bảo vệ tài sản, tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo khả năng chống chịu bền vững.
Bằng cách cùng hợp tác, các bên liên quan trong khu vực công và tư nhân có thể tạo ra những hệ thống cảnh báo sớm toàn diện và vững chắc hơn, giúp bảo vệ cộng đồng và tăng cường khả năng chống chịu của doanh nghiệp.
Mở rộng quy mô: Nâng tầm Sáng kiến Cảnh báo sớm cho tất cả
Hướng tới mục tiêu năm 2027, giai đoạn tiếp theo của sáng kiến "Cảnh báo sớm cho tất cả" sẽ tập trung vào các hành động nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả nhằm gia tăng tác động tích cực, bằng cách:
• Phát huy từ các bài học kinh nghiệm và các công cụ đã phát triển để đẩy nhanh và cải thiện việc triển khai.
• Mở rộng hỗ trợ tới nhiều quốc gia hơn, vượt ra ngoài 30 quốc gia trọng điểm ban đầu.
• Tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ song phương, đa phương, ngân hàng phát triển và các quỹ khí hậu để thúc đẩy nguồn lực và sự hợp tác.
• Nâng cao năng lực khu vực thông qua hợp tác với các trung tâm chuyên môn và đối tác khu vực, đảm bảo tác động bền vững.
• Thúc đẩy quyền sở hữu quốc gia bằng cách đưa các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện và đảm bảo tính bền vững lâu dài.
Cùng nhau, chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và đảm bảo rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu và bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng tăng của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.
Mở rộng quy mô: Nâng tầm Sáng kiến Cảnh báo sớm cho tất cả
Hướng tới mục tiêu năm 2027, giai đoạn tiếp theo của sáng kiến "Cảnh báo sớm cho tất cả" sẽ tập trung vào các hành động nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả nhằm gia tăng tác động tích cực, bằng cách:
• Phát huy từ các bài học kinh nghiệm và các công cụ đã phát triển để đẩy nhanh và cải thiện việc triển khai.
• Mở rộng hỗ trợ tới nhiều quốc gia hơn, vượt ra ngoài 30 quốc gia trọng điểm ban đầu.
• Tăng cường hợp tác với các nhà tài trợ song phương, đa phương, ngân hàng phát triển và các quỹ khí hậu để thúc đẩy nguồn lực và sự hợp tác.
• Nâng cao năng lực khu vực thông qua hợp tác với các trung tâm chuyên môn và đối tác khu vực, đảm bảo tác động bền vững.
• Thúc đẩy quyền sở hữu quốc gia bằng cách đưa các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện và đảm bảo tính bền vững lâu dài.
Cùng nhau, chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và đảm bảo rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu và bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng tăng của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họaKhoa học Trái đất: nền tảng của cảnh báo sớm
Trong hơn 75 năm qua, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã đi đầu trong lĩnh vực Khoa học Trái đất, một phương pháp tích hợp kết nối thời tiết, khí hậu, nước và môi trường. Hiểu rõ và dự báo những mối liên kết phức tạp này là chìa khóa để xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả.
Mặc dù khả năng dự báo đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu khí hậu, thủy văn chính xác và kịp thời. Hỗ trợ các Cơ quan Khí tượng và Thủy văn Quốc gia (NMHSs) ở những nước đang phát triển không chỉ giúp họ ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu, mà còn là yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh, ổn định kinh tế và tăng cường sức chống chịu toàn cầu.
Là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc về thời tiết, khí hậu và nước, WMO tiếp tục phát huy sức mạnh của hợp tác thông qua mạng lưới 193 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên. Đây là thời điểm để hành động. Bằng cách cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm, chúng ta có thể xây dựng một thế giới an toàn và bền vững hơn.
Tạp chí KTTV