Từ nay đến hết mùa khô năm 2025 sẽ còn khoảng 3-4 đợt xâm nhập mặn tăng cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), với ranh mặn 4g/l tại các cửa sông ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) ở mức xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn năm 2016, 2020.
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ 27/02-04/3; từ 10-15/3, 29/3-02/4; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn tập trung từ 27/02-04/3, từ 10-15/3, từ 29/3-02/4, từ 27/4-01/5). Từ cuối tháng 5/2025, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm dần. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang là các tỉnh ảnh hưởng lớn nhất trong các đợt xâm nhập mặn này.
Ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc giaTheo Ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Có 01 điểm lưu ý là xâm nhập mặn năm nay đã xuất hiện ở mức cao ngay trong kỳ triều cường từ ngày 24-30/12/2024, sớm hơn so với TBNN khoảng 1,0 tháng và đã gia tăng đột biến trên các cửa sông Cửu Long so với cùng kỳ các năm 2015, 2023, tuy nhiên đợt gia tăng này duy trì trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến dân sinh, kinh tế xã hội và nông nghiệp.
Sau 01 mùa lũ thấp năm 2024 trên lưu vực sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu và ĐBSCL ở mức thấp hơn TBNN, xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong mùa khô 2024-2025 đã đến sớm hơn, cao hơn TBNN.
Ông cũng cho biết thêm để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, chúng tôi có một số lưu ý như sau:
Ủy ban nhân dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ diến biến xâm nhập mặn trên các sông để điều chỉnh kế hoạch lấy nước phù hợp, lưu ý việc đảm bảo nguồn, chất lượng nước cho các Nhà máy nước sạch, công trình cấp nước tập trung bảo đảm nước cấp cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất của nhân dân.
Người dân các địa phương chủ động triển khai đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tổ chức bơm chuyền, lắp đặt các điểm cấp nước công cộng tại các khu vực thiếu nước sinh hoạt. Tổ chức vận hành hợp lý các hệ thống công trình thủy lợi tranh thủ lấy, trữ nước ngọt khi triều thấp để phục nông nghiệp và dân sinh. Đồng thời cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.