Sign In

Câu 9: Có phải kích thước của bão càng lớn thì cường độ của bão càng mạnh?

06:29 10/06/2010

Chọn cỡ chữ A a  

Hình 1.2: Minh họa 3 cơn bão có kích thước khác nhau. Ba cơn bão A, B, C trên hình tuy không xảy ra đồng thời cùng một lúc nhưng được tái tạo trên ảnh bằng kỹ thuật ghép hình để thấy được kích thước của các cơn bão.

Từ hình trên cho thấy, trong thực tế các cơn bão có kích thước rất khác nhau, có thể thấy bán kính đĩa mây của bão A nhỏ bằng một nửa bán kính đĩa mây của bão C. Trung bình đường kính của một cơn bão vào khoảng 300 - 500 km, nhưng có thể có những biến đổi đáng kể.

Chắc chắn rằng kích thước của bão không tỷ lệ thuận với cường độ của bão và không thể hiện cho cường độ bão. Không phải cơn bão nào có kích thước lớn đều là những cơn bão có cường độ mạnh và có sức tàn phá lớn. Cơn bão số 6 (XANGSANE) tháng 10/2006 đổ bộ vào Đà Nẵng gây thiệt hại nặng nề cho thành phố Đà Nẵng, có phạm vi bán kính gió mạnh rất nhỏ. Theo số liệu ghi được, bán kính trên cấp 10 của cơn bão chỉ khoảng 80km nhưng đã gây ra gió mạnh cấp 13 ở thành phố Đà Nẵng. Cơn bão ANDREW năm 1992 là cơn bão rất mạnh, có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong thế kỷ vừa qua lại có kích thước tương đối nhỏ.

Ý kiến

Hướng dẫn cách xử lý với thời tiết nồm ẩm

Hướng dẫn cách xử lý với thời tiết nồm ẩm

Độ ẩm không khí tăng cao, kết hợp với mưa phùn và sương mù, không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Người dân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thích nghi với kiểu thời tiết này.
Hiện tượng nồm và cách khắc phục

Hiện tượng nồm và cách khắc phục

Nồm là một hiện tượng thời tiết độ ẩm của không khí lên cao 90%, dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trong không khí rồi đọng lại trên bề mặt của các đồ vật như sàn nhà, gương, tường… khiến quần áo phơi lâu khô hơn, thực phẩm và các đồ điện tử dễ hư hỏng.