Sign In

Hội thảo khoa học “Công nghệ mới trong dự báo, cảnh báo trượt lở đất và lũ bùn đá”

12:00 23/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng ngày 23/04 tại Hà Nội, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Công nghệ mới trong dự báo, cảnh báo trượt lở đất và lũ bùn đá” thuộc chuỗi hội thảo Khoa học công nghệ hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam năm 2025.

PGS. TS. Nguyễn Châu Lân, Trường Đại học Giao thông vận tải trình bày; tham dự hội thảo trực tuyến là các cán bộ nghiên cứu, dự báo viên đến từ 03 Đài KTTV khu vực và 63 Đài KTTV tỉnh thành trên toàn quốc; tại điểm cầu Hà Nội có sự tham gia của PGĐ Nguyễn Xuân Hiển và PGĐ Hoàng Văn Đại - Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia và đông đảo cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị có trụ sở tại Hà Nội.

Tại hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Châu Lân đã tóm tắt một số công nghệ quan trắc cho sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá đang áp dụng tại Việt Nam, giới thiệu công nghệ quan trắc mới GNSS cho khu vực rộng.  Báo cáo đã trình bày và đưa ra một số nội dung:

- Tổng kết các điểm sạt trượt quy mô lớn và lũ bùn đá xảy ra tại Lào Cai do bão Yagi gây ra

- Báo cáo đã giới thiệu ứng dụng một số công nghệ mới trong khảo sát sạt trượt, lũ bùn đá như phương pháp Lidar, UAV

-  Phân tích mô hình tính toán, phân tích sạt trượt các điểm sạt trượt quy mô lớn bằng các phần mềm như Plaxis, Geoslope .

- Phân tích lũ bùn đá bằng phần mềm Raams (Thụy Sĩ) đánh giá được lưu lượng dòng bùn đá, lực tác động, chiều cao của dòng bùn đá, phạm vi tác động của dòng lũ bùn đá

- Báo cáo đã phân tích một số giải pháp quan trắc đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới. Giới thiệu giải pháp quan trắc GNSS trên diện rộng, đã áp dụng cho khu vực Quảng Ninh.

Kết luận hội thảo, Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Trưởng phòng KHQT chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các cán bộ nghiên cứu, các nhà quản lý tham gia tại các điểm cầu trực tuyến cũng như trực tiếp tại Hà Nội và đề nghị diễn giả được mời chủ động và thường xuyên cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến, cũng như những xu hướng mới nổi trong lĩnh vực chuyên sâu giúp đội ngũ cán bộ ngành Khí tượng Thủy văn tiếp cận kịp thời với các thành tựu mới, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo và ứng phó với các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác với các chuyên gia, đơn vị có uy tín trong và ngoài nước, nhằm bảo đảm duy trì đều đặn các buổi tọa đàm học thuật hằng tháng, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động nghiên cứu và công tác dự báo trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.

Hình ảnh tại Hội thảo: 

Phòng Thông tin KTTV phục vụ cộng đồng

Phòng Thông tin KTTV phục vụ cộng đồng

Ý kiến

Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam

Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam

Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề "Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam".
Giới thiệu các phương pháp dự báo dòng chảy tiên tiến theo nhiều thời hạn đến biên giới Việt -Trung

Giới thiệu các phương pháp dự báo dòng chảy tiên tiến theo nhiều thời hạn đến biên giới Việt -Trung

Ngày 16/4, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học giới thiệu các kết quả nghiên cứu nổi bật trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt – Trung”.
Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vực

Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất khu vực

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần sớm xác định được vùng ưu tiên đầu tư nhằm tạo ra đột phá về năng lượng tái tạo.